Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Thắc mắc: Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất 

Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không và kiêng ăn gì để mau phục hồi luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh khi bé yêu của mình không may mắc phải. Bệnh quai bị là bệnh trẻ rất hay mắc phải gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé, vậy khi trẻ bị quai bị phải làm sao, trẻ bị quai bị kiêng ăn gì, chăm sóc trẻ quai bị như thế nào an toàn hiệu quả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Bệnh quai bị ở trẻ

Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt (tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn) do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Đây là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đa số người trưởng thành đã từng mắc bệnh. Nếu không được chủng ngừa, gần như đa số trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4. Tuổi mắc bệnh thường khi trẻ bắt đầu đi học (sau 3-5 tuổi), tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Cơ chế lây lan của quai bị

Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh, nuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầu, sự phát triển của trẻ mầm non ... 

Biến chứng của quai bị

Bệnh quai bị thường ít biến chứng. Nếu có, đa số các biến chứng cũng lành tính, sẽ khỏi nếu được theo dõi và điều trị đúng, rất hiếm khi gây tử vong.

Biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi. Thăm khám có thể thấy cổ cứng, gập đầu khó khăn, cằm không thể gập xuống ngực được.

Một biến chứng khác gây lo lắng cho phụ huynh là viêm tinh hoàn ở bé trai hay viêm buồng trứng ở trẻ gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Trẻ trai sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là triệu chứng đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.

Ngoài 2 biến chứng trên còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim nhưng rất hiếm gặp.

Bị quai bị nên ăn gì?

Thức ăn lỏng

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, trong thời gian lên cơn sốt cơ thể người bệnh khó hấp thụ các món ăn cứng, người nhà nên cho ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng… để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cháo, ăn làm nhiều bữa và cần xem khả năng tiêu hoá để điều chỉnh ăn uống. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay.

Nước

Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước uống cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

Các loại đỗ

Ngoài thành phần dinh dưỡng cao, đỗ còn có thể nấu thành những món ăn có tác dụng như thuốc giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh.

Dùng đỗ xanh, đỗ tương(đậu nành) lượng bằng nhau, đem đun nhừ, khi ăn có thể thêm đường đỏ. Ngoài ra cũng có thể ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ rồi thêm rau cải, ăn liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Các loại rau

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất cũng như tăng cường sức đề kháng cho người thân.

Bệnh quai bị kiêng kị ăn gì?

Bên cạnh những món ăn nên dùng, người mắc bệnh quai bị cần kiêng đồ ăn chua và chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng.

Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.Được xác định là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: Viêm não hoặc có thể dẫn đến vô sinh. Vì thế nếu không may bạn hay người thân bị mắc bệnh hãy tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Cách phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ trong mùa hè hiệu quả, an toàn nhất

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc 

Cách phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ trong mùa hè hiệu quả nhất giúp trẻ tránh được bệnh nguy hiểm và phát triển một cách toàn diện nhất. Tuy đã tiêm phòng viêm não nhật bản nhưng rất có thể bé vẫn mắc viêm não nhật bản do sức đề kháng kém nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Làm sao nhận biết trẻ bị viêm não nhật bản, triệu chứng của viêm não nhật bản, cách phòng bệnh viêm não nhật bản sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của  giúp bạn chăm sóc cho bé yêu của mình tốt nhất tránh các bệnh nguy hiểm.

Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.

Phương thức truyền bệnh

Virút gây VNNB, là một flavivirus,được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, chủ yếu là hai loài Culextritaeniorhynchus và Culex vishnui. Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.Con người thường chỉ là ký chủ ngẫu nhiên của virút.

Sự lan truyền virút VNNB xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường gắn liền với sản xuất lúa gạo và thủy lợi. Ở một số vùng của châu Á, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.

Trongkhu vực ôn đới của châu Á, sự lan truyền virút VNNB là theo mùa. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu. Trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, sự lan truyền bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường có một đỉnh cao trong mùa mưa.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 


Triệu chứng bệnh viêm não

Thời kỳ ủ bệnh là 1 – 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày. Thường ít có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, cơn quay mắt quay đầu, co giật, động cơn, run, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề: nhiệt độ giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Hậu quả của bệnh viêm não

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.


Hướng điều trị viêm não nhật bản

Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt…). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.

Cách phòng bệnh viêm não nhật bản

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác…

Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.

Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Những thói quen tốt cho sức khỏe trẻ em hàng ngày mẹ nên giúp bé làm ngay

Rau củ quả thường chứa nhiều chất xơ có tác dụng trợ giúp quá trình co bóp của dạ dày, đẩy nhanh các chất độc ra ngoài cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan. Ngoài ra còn có một số 

Những thói quen tốt cho sức khỏe trẻ em hàng ngày nên làm giúp bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt nhất. Ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ nên hình thành cho trẻ những thói quen tốt để bé thực hiện mỗi ngày giúp sức khỏe của trẻ được nâng cao hơn. Tuy chỉ là những thói quen đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày nhưng các mẹ nên chú ý dạy trẻ. Sau đây,  sẽ giới thiệu với các mẹ một số thói quen tốt cho sức khỏe các mẹ nên dạy cho bé từ nhỏ.

1. Ăn thực phẩm tươi

Bác sỹ nhi khoa khuyên các bà mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống để chế biến món ăn cho bé trong mọi trường hợp có thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế tối đa cách chế biến là chiên, rán mà thay vào đó là đun sôi, nấu, luộc thực phẩm với nước là chủ yếu. Trong khi nấu đồ ăn cho bé nên cho thêm ít dầu, mỡ chưa qua sử dụng.

2. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, thịt sấy, ruốc thịt… thường chứa hàm lượng Natri và axit nitric cao. Vì vậy bạn nên “kiêng” các loại thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày của bé, cho dù các bé thường rất thích ăn.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 


3. Ăn nhiều rau củ quả

Rau củ quả thường chứa nhiều chất xơ có tác dụng trợ giúp quá trình co bóp của dạ dày, đẩy nhanh các chất độc ra ngoài cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan. Ngoài ra còn có một số loại quả rất tốt cho sức khỏe của bé như táo, nho đỏ, anh đào… có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thế.

4. Đi ngủ sớm

Cũng giống như việc đổ rác, cơ thể bé cũng dành ra một khoảng thời gian cố định để thực hiện việc bài trừ các chất độc. Đó là vào khoảng từ 23h – 3h. Trong khoảng thời gian này nếu bé đang được thư giãn, nghỉ ngơi cùng giấc ngủ thì sẽ rất có lợi cho việc trừ độc trong cơ thể. Bởi sau khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ, máu sẽ được tập trung về một số bộ phận chủ yếu như tim, gan nên có thể đẩy nhanh quá trình trừ độc.

5. Thường xuyên vận động

Thường xuyên vận động sẽ giúp khí, nước và máu lưu thông thuận lợi, nhịp nhàng trong cơ thể, giúp ích rất nhiều cho quá trình trừ độc. Các mẹ đừng sợ con quá hiếu động mà hạn chế bé tham gia các trò chơi vận động nhé.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Tìm hiểu nguyên nhân bé chậm nói và quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.

Nguyên nhân bé chậm nói và quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ để các bậc cha mẹ có thêm nhiều thông tin kiến thức chăm sóc trẻ giúp bé phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Đến một độ tuổi nhất định mà bé yêu của bạn vẫn không chịu nói hoặc kêu những từ đơn giản như ba, bà thì bé của bạn đã bị chậm nói. Vậy nguyên nhân nào khiến bé chậm nói, trẻ chậm nói phải làm sao, nhận biết trẻ chậm nói như thế nào,…sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân làm trẻ chậm nói được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.


Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:

Từ 3 – 6 tháng

trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.

Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.

Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Từ 6 – 9 tháng

Nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.

Từ 9 – 12 tháng

Trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.

Từ 12 – 15 tháng

Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng

Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…

Từ 18 tháng – 2 năm

Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi

Nói rất nhiều, biết từ 50 – 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/ không. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Từ 3 – 4 tuổi

Trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao…

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 

Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
Không cười tự phát lúc 6 tháng.
Không bập bẹ lúc 8 tháng.
Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.
Chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ tập nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.

Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Những loại trái cây giúp giải độc cơ thể cho trẻ vô cùng tốt

Nho đỏ cũng là một trong những loại quả có khả năng trừ độc cơ thể. Ăn nho sẽ giúp thải loại các chất cặn bã trong gan, thận, ruột và dạ dày. Tuy nhiên khi cho bé ăn, các mẹ nên chú ý 

Những loại trái cây giúp giải độc cơ thể cho trẻ tốt nhất nên ăn mỗi ngày vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt cho sự phát triển vừa giúp loại bỏ các chất độc tự nhiên trong cơ thể. Ngoài những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hay những loại thuốc tốt cho cơ thể thì các bạn có thể sử dụng các loại trái cây thiên nhiên để giúp cơ thể bé được thanh lọc. Sau đây,  sẽ chia sẻ với các mẹ một số loại trái cây giúp giải độc cơ thể hiệu quả các bạn có thể bổ sung hàng ngày, mời các mẹ cùng tham khảo

Quả táo

Đứng đầu danh sách thực phẩm tự nhiên có khả năng trừ độc trong cơ thể chính là trái táo. Trong táo có hàm lượng lớn chất xơ có lợi cho quá trình tiêu hóa của bé. Hơn nữa, táo còn chứa chất có tác dụng bài trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyên các bà mẹ nên thường xuyên cho con ăn nhiều loại táo có màu vỏ khác nhau thì hiệu quả còn cao hơn nữa.


Dâu tây

Dâu tây có chứa nhiều vitamin C và một lượng phong phú các chất xơ giúp tiêu hóa tốt, làm sạch ruột và tăng cường chức năng gan. Đây là một loại quả không nên bỏ qua khi muốn giúp bé trừ độc cơ thể một cách tự nhiên.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 


Trái nho đỏ

Nho đỏ cũng là một trong những loại quả có khả năng trừ độc cơ thể. Ăn nho sẽ giúp thải loại các chất cặn bã trong gan, thận, ruột và dạ dày. Tuy nhiên khi cho bé ăn, các mẹ nên chú ý nho đỏ là loại quả có tính nhiệt, ăn nhiều có thể bị nóng trong.


Quả anh đào

Quả anh đào được đánh giá là có giá trị như một vị thuốc giải độc cho cơ thể. Nó có tác dụng hữu hiệu đối với thận, đồng thời còn giúp bé đại tiện dễ dàng hơn.


Nhìn chung các loại rau củ quả đều mang tính kiềm nên có thể trung hòa chất axit, làm sạch các cơ quan nội tạng, giúp cân bằng các chất trong cơ thể. Các chất xơ và chất diệp lục có trong rau củ quả sẽ “hút” các chất độc của cơ thể bám vào và đẩy chúng ra bên ngoài thông qua quá trình bài tiết. Các chuyên gia y tế khuyên các bà mẹ nên chú ý chọn loại rau củ quả tương đối mềm cho khẩu phần ăn của các bé từ 6 – 12 tháng tuổi.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển sức khỏe trẻ em bạn có biết?

Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, cho con ăn sữa chua sẽ khiến bé cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, con sẽ ăn uống có chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì trong thời thơ ấu

Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển sức khỏe trẻ em mà các bạc cha mẹ nên biết để cho trẻ ăn mỗi ngày. Các mẹ thường cho bé ăn sữa chua như một loại thức ăn vặt có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nhưng không biết được hết công dụng thực tế của sữa chua đối với sức khỏe của trẻ. Vậy công dụng của sữa chua là gì, sữa chua có tác dụng gì với sức khỏe, tại sao nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày,….sẽ được  chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Sữa chua(yaourt) là nguồn cung cấp vi khuẩn tốt Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium giúp tăng cường hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng và cung cấp caxi, protein

Cung cấp canxi

Thật dễ dàng để bổ sung canxi cho trẻ từ việc cho con ăn sữa chua mỗi ngày. Thực tế, 7,9ml sữa chua có chứa khoảng 400mg canxi. Vì thế, nếu cho con sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, nhất là hệ xương của bé thêm chắc khỏe.

Giúp trẻ ngon miệng

Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể cho con ăn sữa chua. Nhiều bà mẹ trẻ coi sữa chua là một thực phẩm linh hoạt nhất.

Bạn có thể cho con ăn sữa chua trong hộp hoặc trộn chúng với trái cây hay sử dụng làm món salad trái cây tự chế. Bạn cũng có thể để chúng trên ngăn đá làm kem đông lạnh cho trẻ ăn vặt.


Cân bằng tiêu hóa

Sữa chua có chứa các sinh vật sống được gọi là men vi sinh giúp cân bằng tiêu hóa. Do đó, bé ăn sữa chua có thể giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy cũng như táo bón.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 

Giàu protein

Ăn 7,9ml sữa chua hàng ngày sẽ giúp cơ thể nhận được lượng protein tương đương với khi bé ăn trứng, thịt. Điều này có nghĩa là sữa chua có thể giúp bé nhận được một chế độ ăn uống giàu protein mà không cần ăn thịt, trứng quá nhiều.

Những thực phẩm chứa protein rất tốt cho việc duy trì năng lượng của bé suốt cả ngày. Vì thế, cha mẹ trẻ nên cho con ăn sữa chua trong các bữa phụ để giúp trẻ nhận đủ năng lượng cần thiết.

Duy trì trọng lượng cơ thể

Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, cho con ăn sữa chua sẽ khiến bé cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, con sẽ ăn uống có chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì trong thời thơ ấu của mình. Điều này giúp tránh được cho trẻ bị huyết áp cao và tình trạng cholesterol cao sau này.

Lưu ý

Sữa chua tuy là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé mỗi ngày nhưng cha mẹ trẻ cũng không nên cho con ăn uống quá nhiều. Liều lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ chỉ nên ăn từ 1 – 2 cốc mỗi ngày.

Lý do nên ăn sữa chua mỗi ngày

Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua sẽ rất dễ phải đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá. Điều này lâu ngày sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn của bé.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Sai lầm khi cho con bú sữa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline 

Sai lầm khi cho con bú sữa mẹ thường gặp gây hại cho trẻ nhất là các bà mẹ lần đầu tiên cho con bú. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các mẹ khi cho con bú thường gặp phải một số sai lầm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Sau đây, sẽ chia sẻ với các mẹ những sai lầm khi cho con bú mà các mẹ hay mắc phải nhất để có cách điều chỉnh kịp thời tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, mời các mẹ cùng tham khảo.

1. Bỏ qua sữa non

Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.

Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 


2. Cho ăn trước khi cho bú

Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi bị “ế”, sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.

3. Từ bỏ việc cho bé bú

Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.

Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.

Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.

Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.

Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.

4. Cho bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.

Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:

Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.
Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?

Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.

5. Cho bé bú khi đang tức giận

Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.

Bởi vậy trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc nóng giận. Nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho bé bú ngay. Muốn cho bé bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho bé bú.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh