Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Phương pháp dạy con bướng bỉnh cực đơn giản

Vậy các bậc phụ huynh nên làm thế nào? Đó là phải cực kỳ cương quyết, kỷ luật nghiêm khắc, “bất di bất dịch”. Bạn phải để trẻ thấy rằng, lời nói của bạn rất có trọng lực, không dễ gì mà

Các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình một số phương pháp dạy con bướng bỉnh để dễ dàng ứng phó với các trường hợp trẻ không nghe lời hay có thái độ chống đối người lớn. Đây là những trường hợp rất dễ xuất hiện ở trẻ lên 3, lên 4, khi mà tụi nhỏ tưởng mình “đã lớn” và có sở thích làm theo ý mình. Vậy chúng ta phải làm như thế nào?

Phương pháp dạy con bướng bỉnh hiệu quả
Giữ bình tĩnh và sử dụng lời nói thuyết phục
Khi con bạn trở nên bướng bỉnh, khó dạy, bạn đừng nên quá lo lắng mà làm mọi chuyện lớn lên. Không nên vội vàng quát mắng hay dùng đòn roi với con vì như thế trẻ sẽ trở nên sợ sệt, có ác cảm với cha mẹ.

Trong những tình huống này, kiên nhẫn là cách tốt nhất để hiểu con bạn muốn gì, tìm cách dạy con, thuyết phục con cần phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người lớn như nói chuyện nhẹ nhàng với con vào những lúc con đang chơi vui vẻ, tiếp xúc, đồng cảm với con nhiều hơn.

Lờ đi những hành động ương bướng của con
Con bướng bỉnh, bạn nói mà bé cứ một mực chống đối, lại còn có những hành động ăn vạ, quẫy đạp, gào thét. Vậy cách dạy con ương bướng ở đây là gì? Đó là lờ đi như không nghe thấy.

Khi bạn tỏ ra không quan tâm, thì sau một lúc trẻ tự khắc sẽ im lặng vì đơn giản là trẻ hành động như vậy chỉ để thu hút sự chú ý của người lớn, khi không còn ai nhìn thấy hay để ý hành động của mình nữa thì chúng sẽ ngưng lại ngay. Cứ như vậy thì trẻ sẽ quen dần và lần sau sẽ không muốn tái phạm.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinhnuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầusự phát triển của trẻ mầm non ... 

Thêm một phương pháp dạy con bướng bỉnh nữa là tính cương quyết
Một số ông bố, bà mẹ vì thương con nên hay chiều chuộng con, không nỡ từ chối khi nhìn thấy con khóc lóc, hờn dỗi. Đây là một trong những yếu tố khiến trẻ trở nên cực kì ương bướng hơn.
Vậy các bậc phụ huynh nên làm thế nào? Đó là phải cực kỳ cương quyết, kỷ luật nghiêm khắc, “bất di bất dịch”. Bạn phải để trẻ thấy rằng, lời nói của bạn rất có trọng lực, không dễ gì mà thay đổi, bắt buộc bé phải làm theo.

Chia sẻ cảm xúc
Với bé, ở giai đoạn này đủ để bé nhận thức và hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh mình. Bạn cần định hướng cho bé, giúp bé nhận thấy được việc gì là đúng, việc gì là sai, dạy bé cách yêu thương, chia sẻ, quan tâm tới người khác.
Hãy tôn trọng ý kiến của bé và cho bé chọn lựa trong chừng mực có thể. Nói chuyện với bé nhiều để hiểu hơn về bé.

Trẻ lên 3, lên 4 có tính ương bướng là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng để rồi dẫn đến tình trạng stress, cư xử với con không đúng đắn. Chúng ta hãy cứ bình tĩnh mà áp dụng phương pháp dạy con bướng bỉnh. “Dạy con từ thuở còn thơ”, đúng vậy, tôi tin rằng trẻ sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời, trưởng thành hơn khi phụ huynh ứng xử với chúng bằng những cách tích cực nhất.


Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét