Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Thắc mắc: Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất 

Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không và kiêng ăn gì để mau phục hồi luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh khi bé yêu của mình không may mắc phải. Bệnh quai bị là bệnh trẻ rất hay mắc phải gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé, vậy khi trẻ bị quai bị phải làm sao, trẻ bị quai bị kiêng ăn gì, chăm sóc trẻ quai bị như thế nào an toàn hiệu quả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Bệnh quai bị ở trẻ

Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt (tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn) do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Đây là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đa số người trưởng thành đã từng mắc bệnh. Nếu không được chủng ngừa, gần như đa số trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4. Tuổi mắc bệnh thường khi trẻ bắt đầu đi học (sau 3-5 tuổi), tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Cơ chế lây lan của quai bị

Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
Bạn có biết những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh, nuôi dạy trẻ mầm non. Bạn có muốn con mình lớn lên thông minh, to lớn. Hãy đến với web nuôi dạy con của chúng tối để biết thêm nhiều điều như dinh dưỡng bà bầu, sự phát triển của trẻ mầm non ... 

Biến chứng của quai bị

Bệnh quai bị thường ít biến chứng. Nếu có, đa số các biến chứng cũng lành tính, sẽ khỏi nếu được theo dõi và điều trị đúng, rất hiếm khi gây tử vong.

Biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi. Thăm khám có thể thấy cổ cứng, gập đầu khó khăn, cằm không thể gập xuống ngực được.

Một biến chứng khác gây lo lắng cho phụ huynh là viêm tinh hoàn ở bé trai hay viêm buồng trứng ở trẻ gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Trẻ trai sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là triệu chứng đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.

Ngoài 2 biến chứng trên còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim nhưng rất hiếm gặp.

Bị quai bị nên ăn gì?

Thức ăn lỏng

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, trong thời gian lên cơn sốt cơ thể người bệnh khó hấp thụ các món ăn cứng, người nhà nên cho ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng… để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cháo, ăn làm nhiều bữa và cần xem khả năng tiêu hoá để điều chỉnh ăn uống. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay.

Nước

Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước uống cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

Các loại đỗ

Ngoài thành phần dinh dưỡng cao, đỗ còn có thể nấu thành những món ăn có tác dụng như thuốc giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh.

Dùng đỗ xanh, đỗ tương(đậu nành) lượng bằng nhau, đem đun nhừ, khi ăn có thể thêm đường đỏ. Ngoài ra cũng có thể ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ rồi thêm rau cải, ăn liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Các loại rau

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất cũng như tăng cường sức đề kháng cho người thân.

Bệnh quai bị kiêng kị ăn gì?

Bên cạnh những món ăn nên dùng, người mắc bệnh quai bị cần kiêng đồ ăn chua và chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng.

Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.Được xác định là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: Viêm não hoặc có thể dẫn đến vô sinh. Vì thế nếu không may bạn hay người thân bị mắc bệnh hãy tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1-2 Tuổi
Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét